Triệu Chứng Ung Thư Vú Tái Phát | Generali Vietnam

0
978
Đánh giá 5* post

Triệu Chứng Ung Thư Vú Tái Phát | Generali Vietnam

Đăng ký nhận tin mới nhất từ Generali: http://bit.ly/subgennow

Ngăn Ngừa Hiểm Họa Ung Thư Vú: Hỏi Đáp Cùng Bác Sỹ (kỳ 1)
Ung thư vú là loại ung thư phổ biến nhất ở nữ giới, nhưng nhận thức của cộng đồng về căn bệnh này vẫn còn hạn chế. Chương trình livestream thuộc chuỗi sự kiện “Nâng cao nhận thức sức khoẻ cộng đồng cùng Generali” được tổ chức để cung cấp thêm kiến thức cho bạn về căn bệnh hiểm nghèo này. Khách mời tham gia buổi Livestream “Ngăn ngừa hiểm hoạ ung thư vú” là bác sĩ Trần Thị Anh Tường – hiện đang công tác tại bệnh viện Ung bướu TP.HCM và MC Vân Hugo

Cảm ơn bác sĩ Tường đã nhận lời tham gia chương trình! Câu hỏi đầu tiên mà khán giả gửi tới cho bác sĩ là: dấu hiệu nào dễ thấy nhất chỉ ra rằng chúng ta đã mắc bệnh ung thư vú?
Đây là một câu hỏi mà chúng tôi thường gặp khi các bệnh nhân đến khám ở bệnh viên Ung bướu thành phố Hồ Chí Minh. Thông thường bệnh nhân đến khám nơi chúng tôi vì một khối u sờ thấy ở vú. Nhưng đó không phải là dấu hiệu duy nhất có thể tìm thấy ở căn bệnh này, mà còn có những dấu hiệu khác đi kèm như thay đổi màu sắc da ở vú, vú mất cân đối so với lúc bình thường, tiết dịch núm vú (ở đầu vú ra những chất dịch màu đỏ bất thường), sờ thấy khối hạch ở nách… Đó chính là những triệu chứng có thể kèm theo khi sờ thấy khối u ở vú.

Đọc thêm  Nguyên nhân chính dẫn đến mắc bệnh ung thư vú

2. Năm nay em 21 tuổi, chưa lập gia đình. Gia đình em không ai có tiền sử bị ung thư vú. Gần đây, mỗi lần “đến tháng”, em lại có cảm giác đau nhức ở vùng ngực bên trái, mà sờ vào thì thấy hơi cứng, nhưng cứ hết kì thì nó trở lại như cũ. Vậy đau tức vùng ngực có phải là dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất của ung thư vú không ạ?
Có lẽ bạn hơi quá lo lắng về dấu hiệu trên, vì nguy cơ mắc bệnh ung thư vú ở lứa tuổi 21 rất là thấp. Thống kê cho thấy, tỉ lệ mắc bệnh ung thư vú ở lứa tuổi dưới 30 chỉ là 5% và tỉ lệ mắc bệnh cao nhất nằm ở lứa tuổi từ 60 – 80 tuổi. Còn trường hợp của bạn chỉ là một cái đau sinh lí bình thường của người phụ nữ, liên quan đến chu kì kinh nguyệt (đau trước khi hành kinh và hết đau khi hành kinh xong), chứ không liên quan gì đến ung thư vú cả. Ngay cả khi bạn bị ung thư vú thì việc đau tức vùng ngực cũng không phải là những dấu hiệu đầu tiên và dễ nhận thấy nhất.

3. Bác sĩ có lời khuyên nào cho chị em trong việc tự kiểm tra ung thư vú để phát hiện sớm không ạ?
Tự khám vú là một việc làm rất quan trọng để phát hiện ung thư vú sớm, đã được khuyến cáo bởi Hiệp hội Ung thư Hoa Kì và trên toàn thế giới. Người ta kết hợp hai phương pháp để tự khám vú, đó là vừa nhìn và vừa sờ. Thời điểm phù hợp nhất để làm việc này là vào ngày chúng ta hết kinh, bởi đó là lúc mà vú chúng ta mềm nhất, dễ phát hiện những dấu hiệu bất thường nhất.

Đọc thêm  Ung thư Vú - HTV7

Để tự kiểm tra vú thì đầu tiên, chúng ta cởi áo ra và đứng trước gương xem có điều gì bất thường không, kiểm tra kĩ sự cân đối, màu sắc và tính chất của da vú. Qua cái nhìn, chúng ta dễ thấy những triệu chứng như vùng da vú bị đỏ hoặc sần lên như vỏ của trái cam sành, vú bị lõm vào, đầu vú bị lún, hai bên vú không cân đối nhau..

Sau đó, chúng ta nằm xuống, tay phải đặt sau đầu và dùng tay trái khám vú bên phải. Dùng 4 ngón tay sờ (không cần bóp) lên vú, đi một vòng theo chiều kim đồng hồ, từ vùng ngoài vào vùng trong cho đến quầng vú và núm vú.

Với vú bên trái, chúng ta dùng tay phải và làm tương tự. Phương pháp trên được áp dụng cho tất cả các lứa tuổi.

Chúng ta nên thực hiện việc này mỗi tháng ít nhất là một lần. Khi gặp những dấu hiệu bất thường, chúng ta nên tìm gặp bác sĩ chuyên khoa để phát hiện căn bệnh sớm nhất.

4. Những đối tượng phụ nữ nào có nguy cơ bị ung thư vú cao nhất?
Đối tượng có nguy cơ bị ung thư vú được chia ra làm 2 nhóm là nhóm nguy cơ cao và nhóm nguy cơ trung bình.

Nhóm nguy cơ cao gồm có 3 đối tượng. Đối tượng thứ nhất là những người mang gen đột biến BRCA1 hoặc BRCA2 (như trường hợp của minh tinh Angela Jolie). Nếu mang gen đó thì nguy cơ bị ung thư vú là 85%. Đối tượng thứ hai là những người mà trong gia đình họ có tiền sử ung thư vú. Đối tượng thứ ba là những người đã từng phải xạ trị vùng ngực khi còn bé.

Đọc thêm  Nhỏ To Cùng Mẹ | Ung Thư Vú Và Cách Diệt Trừ

Nhóm nguy cơ trung bình cũng có 3 đối tượng. Đối tượng thứ nhất là những người đã từng mang chấn thương ngực điển hình lành tính. Đối tượng thứ hai có liên quan đến yếu tố nội tiết, như những người có kinh sớm, những người mãn kinh trễ, không cho con bú, chưa lập gia đình hay lập gia đình mà chưa có con.

=====================================================

Đăng ký nhận kiến thức sức khỏe và tài chính cá nhân: http://bit.ly/2mC40c8
Hãy xem thêm những thông tin về sức khỏe và tài chính từ chúng tôi:
Facebook: https://www.facebook.com/GeneraliVietnam/
Blog: https://blog.generali-life.com.vn/
Website: https://www.generali-life.com.vn/
LinkedIn: https://www.linkedin.com/company/generali-vn/

từ khóa: ung thu vu1,hinh anh ung thu vung kin,dau hieu benh ung thu co tu cung,dau hieu ung thu vung kin,triệu chứng ung thư cổ tử cung,nổi mụn xung quanh đầu nhũ hoa,hạch ở nách,nguyên nhân nổi hạch ở nách,VITA Bảo An Toàn Diện,Generali Vietnam,ung thư tái phát có chữa được không,triệu chứng ung thư tái phát,ung thư tái phát là gì,điều trị ung thư tái phát,dieu tri ung thu tai phat,ung thư cổ tử cung tái phát,ung thu mau tai phat

Nguồn Youtube

Nguồn tổng hợp https://linhchigh.com/

Xem thêm kiến thức về ung thư vú: https://linhchigh.com/category/ung-thu-vu/

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận