Thuốc TLE là sản phẩm kết hợp được sử dụng để giúp kiểm soát nhiễm HIV có thành phần chính là : Efavirenz với hàm lượng 600mg, Lamivudin 300mg, Tenoforvir 300mg. Trong bài viết này, Linhchigh.com giới thiệu sản phẩm thuốc TLE được sản xuất bởi Công ty MYLAN LABORATORIES INC Ấn Độ
Thuốc TLE có tác dụng gì?
- Thuốc TLE được chỉ định cho các trường hợp: bệnh nhân nhiễm HIV trên 18 tuổi
- Tuy nhiên đây không phải là thuốc chữa nhiễm HIV. Nó giúp kiểm soát, làm giảm lượng HIV trong cơ thể giúp hệ thống miễn dịch có thể hoạt động tốt hơn. Điều này làm giảm cơ hội bị biến chứng HIV như nhiễm trùng mới, ung thư và cải thiện chất lượng cuộc sống của bạn
Hoạt chất của TLE
- Tenofovir , Lamivudine , Effavirenz
Thành phần của TLE
- Nhóm thuốc: Thuốc thuộc nhóm thuốc điều trị virus.
- Thành phần: Tenofovir có hàm lượng 300mg; Lamivudine có hàm lượng 300mg; Effavirenz có hàm lượng 600 mg.
- Dạng bào chế: Viên nén.
Tác dụng của thuốc TLE
- Thành phần Tenofovir trong thuốc có tác dụng ức chế enzym phiên mã ngược do cạnh tranh với cơ chất tự nhiên, làm quá trình tổng hợp ADN của virus kết thúc sớm, do đó thuốc có tác dụng điều trị các trường hợp nhiễm virus bao gồm cả HIV.
- Thành phần Lamivudine trong thuốc có tác dụng ức chế quá trình hình thành ADN virus do chuyển hóa thành chất gây kết thúc chuỗi tổng hợp, nên được phối hợp với các thành phần khác để điều trị HIV.
- Thành phần Effavirenz trong thuốc gắn trực tiếp với men sao chép ngược của HIV-1, ức chế hoạt tính của ARN và ADN polymerase của virus, nên có tác động đến quá trình hình thành virus.
Chỉ định
- Thuốc TLE được dùng trong điều trị cho bệnh nhân trên 18 tuổi nhiễm HIV-1.
Liều dùng thuốc
- Liều khuyến cáo đối với bệnh nhân trên 18 tuổi nhiễm HIV-1: Mỗi ngày dùng 1 viên trong 1 lần.
- Liều điều trị đối với bệnh nhân suy giảm chức năng thận mức độ trung bình và nặng cần được điều chỉnh thời gian giữa các lần dùng thuốc theo hướng dẫn cụ thể của bác sĩ điều trị.
Cách dùng thuốc hiệu quả
- Bệnh nhân nên uống thuốc nguyên viên, không nhai nát, uống cùng 1 cốc nước sôi để nguội.
- Thời điểm tốt nhất là bệnh nhân nên uống thuốc vào buổi tối, khi bụng đói để hạn chế tác động của thức ăn lên thuốc và phản ứng phụ của thuốc trên thần kinh.
Chống chỉ định của TLE
- Không sử dụng thuốc cho các trường hợp bệnh nhân dị ứng hoặc mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào có trong thuốc.
- Không sử dụng thuốc này cho bệnh nhân là trẻ em dưới 18 tuổi do chưa xác định được tác dụng cũng như độ an toàn của thuốc trên đối tượng này.
- Thuốc TLE chống chỉ định với phụ nữ đang trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ.
Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc TLE
- Chóng mặt, buồn ngủ, giấc mơ bất thường, khó tập trung có thể thường xảy ra. Những tác dụng phụ này có thể bắt đầu 1 hoặc 2 ngày sau khi bắt đầu dùng thuốc, nhưng sẽ đỡ hơn trong vòng 2-4 tuần. Uống thuốc khi đi ngủ có thể giúp giảm tác dụng phụ
- Mệt mỏi, đau đầu, tiêu chảy
- Nhận giúp đỡ y tế ngay lập tức nếu bạn có bất kì triệu chứng nghiêm trọng: sụt cân nhiều không rõ nguyên nhân; mệt mọi nghiêm trọng, đau cơ, yếu cơ không biến mất; đau đầu nghiêm trọng; đau khớp, tê bàn tay/ bàn chân/ cánh tay/chân; thay đổi thị lực; dấu hiệu nhiễm trùng( như sốt, ớn lạnh, sưng hạch bạch huyết, ho khó thở, lở loét da không lành…)
- Không thường xuyên, các triệu chứng tâm thần nghiêm trọng cũng có thể xảy ra: trầm cảm, suy nghĩ tự tử, lo lắng, ảo giác…Hay thông báo ngay cho bác sĩ của bạn
- Có các dấu hiệu về tổn thương các cơ quan:
- Thận: thay đổi lượng nước tiểu, tích tụ acid lactic trong máu( biểu hiện mệt mỏi bất thường, chóng mặt, ớn lạnh, da xanh, đau cơ, thở nhanh khó thở, nhịp tim chậm
- Gan: buồn nôn/ nôn không ngừng, mất thèm ăn, vàng da, nước tiểu sậm màu
- Phản ứng dị ứng nghiem trọng hiếm xảy ra. Tuy nhiên hãy nhờ trợ giúp của bác sĩ nếu thấy bất kì triệu chứng: phát ban, phồng rộp, bong tróc da, ngứa, sưng mặt/ lưỡi/ họng..
Lưu ý khi sử dụng thuốc
- Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bắt buộc sử dụng thuốc trên phụ nữ đang mang thai.
- Thận trọng khi dùng thuốc cho đối tượng lái xe, người vận hành máy móc nguy hiểm; nên theo dõi thường xuyên nếu dùng thuốc cho bệnh nhân suy thận, có các bệnh lý gan, bệnh nhân viêm tụy hoặc hoại tử xương hoặc các bệnh lý trên tim.
Tương tác của TLE
- Các thuốc điều trị HIV khác như Tenoxil, các thuốc có chứa 1 trong 3 thành phần Tenofovir, Lamivudine, Effavirenz không được phối hợp với TLE.
- Các thuốc điều trị động kinh như Carbamazepin có thể làm giảm hiệu quả điều trị của TLE.
- Dùng các thuốc tránh thai đồng thời cùng TLE có thể gây giảm tác dụng ngừa thai.
Bảo quản
- Thuốc cần được bảo quản thuốc ở nơi cao ráo, thoáng mát.
- Tránh đặt thuốc ở những nơi ẩm thấp, nơi trẻ em có thể với được để tránh trẻ em đùa nghịch với thuốc hoặc uống nhầm thuốc. Không đặt thuốc ở nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trong thời gian dài.
Quá liều, quên liều và cách xử trí
- Dùng nhiều hơn hoặc ít hơn loại thuốc này so với quy định hoặc ngừng sử dụng ngay cả trong một thời gian ngắn có thể làm lượng vi rút tăng lên, làm cho nhiễm trùng khó điều trị( kháng thuốc) hoặc làm tăng tác dụng phụ
- Nếu sử dụng quá liều và có các triệu chứng nghiêm trọng như bất tỉnh, khó thở thì liên lạc ngay cấp cứu
Nhà xản xuất
- Đóng gói: Mỗi hộp thuốc gồm 1 lọ chứa 30 viên.
- Nhà sản xuất: Thuốc TLE được sản xuất bởi Công ty Mylan Laboratories Inc. – Ấn Độ.
Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm y tế
Nội dung của LinhChiGH chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc TLEa mua ở đâu, Thuốc TLE giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi không chấp nhận trách nhiệm nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
*** Thuốc TLE mua ở đâu? Thuốc điều trị phơi nhiễm HIV? Mua thuốcTLE ở đâu? Thuốc TLE giá bao nhiêu? Liên hệ 0896.976.815 để được giá tốt nhất. Cảm ơn.
***Nguồn bài viết Thuốc TLE mua ở đâu, Thuốc TLE giá bao nhiêu? do LinhChiGH.com tổng hợp.
***Nguồn tham khảo thuốc TLE: https://medlineplus.gov/druginfo/meds/a618028.html