Thuốc Meronem mua ở đâu, Thuốc Meronem giá bao nhiêu?

0
936
Đánh giá 5* post

Thuốc Meronem (Meropenem) dùng đường tĩnh mạch được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em gây ra bởi một hay nhiều vi khuẩn nhạy cảm với meronem viêm phổi và viêm phổi bệnh viện, nhiễm khuẩn đường niệu, nhiễm khuẩn trong ổ bụng.

Nội dung bài viết

Thành phần của Meronem (Meropenem)1g

 

  • Dược chất chính: Meropenem trihydrat
  • Loại thuốc: Thuốc tiêm
  • Dạng thuốc, hàm lượng: Hộp 10 lọ 30 ml, Hộp 1 lọ 30 ml

Công dụng của Meronem 1g

Meronem trihydrat dùng đường tĩnh mạch (IV) được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn ở người lớn và trẻ em gây ra bởi một hay nhiều vi khuẩn nhạy cảm với Meronem trihydrat như sau:

  • Viêm phổi và viêm phổi bệnh viện.
  • Nhiễm khuẩn đường niệu.
  • Nhiễm khuẩn trong ổ bụng.
  • Nhiễm khuẩn phụ khoa, như viêm nội mạc tử cung và các bệnh lý viêm vùng chậu.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.
  • Viêm màng não.
  • Nhiễm khuẩn huyết.
  • Điều trị theo kinh nghiệm các nghi ngờ nhiễm khuẩn ở người lớn bị sốt giảm bạch cầu theo đơn trị liệu hay phối hợp với các thuốc kháng virus hoặc thuốc kháng nấm.
Đọc thêm  Thuốc Ibrutix mua ở đâu? Thuốc Ibrutix giá bao nhiêu?

Meronem (Meropenem 1g) đơn trị liệu hay phối hợp với các thuốc kháng khuẩn khác đã được chứng minh là hiệu quả trong điều trị nhiễm khuẩn hỗn hợp.

Meronem (Meropenem)dùng đường tĩnh mạch đã cho thấy hiệu quả trên bệnh nhân xơ hóa nang và nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới mạn tính khi sử dụng như đơn trị liệu hoặc phối hợp với các thuốc kháng khuẩn khác. Vi khuẩn không phải luôn luôn được tiệt trừ hoàn toàn.

Chưa có kinh nghiệm sử dụng thuốc ở trẻ em giảm bạch cầu hay suy giảm miễn dịch nguyên phát hoặc thứ phát.

Liều dùng của Meronem 1g

Cách dùng

Người lớn & trẻ em > 50kg: Viêm phổi, nhiễm khuẩn niệu, phụ khoa, da & cấu trúc da: IV 500 mg mỗi 8 giờ. Viêm phổi bệnh viện, viêm phúc mạc, nghi nhiễm khuẩn ở bệnh nhân giảm bạch cầu, nhiễm khuẩn huyết: IV 1 g mỗi 8 giờ. Xơ hóa nang: 2 g mỗi 8 giờ. Viêm màng não: 2 g mỗi 8 giờ. Nhiễm khuẩn hay nghi ngờ nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa: người trưởng thành: ít nhất 1 g mỗi 8 giờ (tối đa 6 g/ngày chia 3 lần) và trẻ em: ít nhất 20 mg/kg mỗi 8 giờ (tối đa 120 mg/kg/ngày chia 3 lần). Suy thận: 1 đơn vị liều: 500 mg, 1 g hay 2 g mỗi 12 giờ (CLCr 26-50mL/phút), ½ đơn vị liều mỗi 12 giờ (CLCr 10-25mL/phút), ½ đơn vị liều mỗi 24 giờ (CLCr < 10mL/phút). Trẻ 3 tháng-12t.: 10-20 mg/kg/8 giờ. Viêm màng não: 40 mg/kg/8 giờ.

Liều dùng

Tiêm tĩnh mạch khoảng 5 phút: pha trong nước vô khuẩn, Truyền tĩnh mạch khoảng 15-30 phút: có thể pha với dịch truyền tương thích

Làm gì nếu dùng quá liều?

Quá liều không chủ ý có thể xảy ra trong quá trình điều trị, đặc biệt trên bệnh nhân suy thận. Điều trị quá liều nên là điều trị triệu chứng. Ở người bình thường, thuốc sẽ được nhanh chóng thải trừ qua thận; ở các bệnh nhân suy thận, thẩm phân máu sẽ loại trừ Meronem (Meropenem 1g) và các chất chuyển hóa.

Đọc thêm  Thuốc Nexavar 200mg mua ở đâu, Thuốc Nexavar 200mg giá bao nhiêu?

Làm gì khi quên 1 liều?

Nếu bạn quên dùng một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không dùng gấp đôi liều đã quy định.

Tác dụng phụ của Meronem trihydrat 1g

  • Hiếm khi có các biến cố ngoại ý nghiêm trọng. Các biến cố ngoại ý sau ghi nhận qua các thử nghiệm lâm sàng đã được báo cáo:
  • Các phản ứng tại nơi tiêm: viêm, viêm tĩnh mạch huyết khối, đau tại nơi tiêm.
  • Các phản ứng dị ứng toàn thân: các phản ứng dị ứng toàn thân (quá mẫn) hiếm xảy ra khi sử dụng Meronem. Các phản ứng này bao gồm phù mạch và các biểu hiện phản vệ.
  • Các phản ứng da: phát ban, ngứa, mề đay. Các phản ứng da nghiêm trọng như hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens-Johnson và hoại tử da nhiễm độc hiếm khi ghi nhận.
  • Tiêu hóa: đau bụng, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Viêm đại tràng giả mạc đã được báo cáo.

  • Huyết học: tăng tiểu cầu, tăng bạch cầu ái toan, giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu và bạch cầu đa nhân trung tính (kể cả mất bạch cầu hạt rất hiếm xảy ra) có thể hồi phục. Thiếu máu tán huyết hiếm khi xảy ra. Phản ứng Coombs dương tính trực tiếp hay gián tiếp có thể xảy ra ở một số bệnh nhân; đã có ghi nhận về giảm thời gian thromboplastin một phần.
  • Chức năng gan: tăng nồng độ bilirubin, transaminase, phosphatase kiềm và lactic dehydrogenase huyết thanh đơn thuần hay phối hợp đã được báo cáo.
  • Hệ thần kinh trung ương: nhức đầu, dị cảm. Co giật đã được báo cáo mặc dù mối liên hệ nhân quả với ‘Meronem’ chưa được thiết lập.
  • Tác động không mong muốn khác: nhiễm Candida miệng và âm đạo.

Lưu ý khi sử dụng Meronem 1g

Thận trọng khi sử dụng

  • Không sử dụng đồng thời acid valproic/natri valproat. Không sử dụng trong nhiễm khuẩn Staphylococcus đề kháng với methicillin & trẻ < 3 tháng. Tiền sử bệnh đường tiêu hóa, đặc biệt viêm đại tràng. Bệnh gan.
  • Không nên sử dụng ở phụ nữ có thai & cho con bú. Hiếm gặp co giật trong quá trình điều trị với carbapenem, bao gồm Meronem.
Đọc thêm  Thuốc HepCVel mua ở đâu, Giá thuốc HepCVel bao nhiêu?

– Lúc có thai và lúc nuôi con bú

  • Phụ nữ mang thai:

Tính an toàn của Meronem đối với phụ nữ mang thai chưa được đánh giá. Các nghiên cứu trên động vật không ghi nhận tác động ngoại ý nào trên sự phát triển của bào thai. Tác động ngoại ý duy nhất quan sát được qua các thử nghiệm về khả năng sinh sản ở động vật là tăng tần suất sẩy thai ở khỉ ở nồng độ tiếp xúc cao gấp 13 lần nồng độ tiếp xúc ở người. Không nên sử dụng Meronem cho phụ nữ mang thai trừ phi lợi ích vượt trội các rủi ro có thể xảy ra cho bào thai. Nên có bác sĩ giám sát trực tiếp cho mọi trường hợp sử dụng thuốc cho phụ nữ mang thai.

  • Phụ nữ cho con bú:

Meronem được tìm thấy trong sữa động vật ở nồng độ rất thấp. Không nên sử dụng Meronem ở phụ nữ cho con bú trừ phi lợi ích vượt trội các rủi ro có thể xảy ra cho trẻ.

Tương tác thuốc

  • Probenecid cạnh tranh với Meronem trihydrat trong bài tiết chủ động qua ống thận và vì vậy ức chế sự bài tiết Meronem qua thận, gây tăng thời gian bán thải và nồng độ Meronem trong huyết tương. Khi không dùng chung với probenecid, ‘Meronem’ đã có hoạt tính thích hợp và thời gian tác động đã đủ dài nên không khuyến cáo sử dụng đồng thời probenecid và ‘Meronem’.
  • Tiềm năng tác động của ‘Meronem trihydrat’ trên sự gắn kết với protein hoặc chuyển hóa của các thuốc khác chưa được nghiên cứu. ‘Meronem’ gắn kết với protein thấp (khoảng 2%), do đó tương tác với những hợp chất khác do sự phân tách khỏi protein trong huyết tương không dự kiến xảy ra.

  • Meronem có thể làm giảm nồng độ axít valproic huyết thanh. Ở một số bệnh nhân, nồng độ axít valproic huyết thanh có thể thấp hơn nồng độ điều trị.
  • Meronem đã được sử dụng đồng thời với các thuốc khác mà không có các tương tác bất lợi về dược lý. Tuy nhiên, không có dữ liệu đặc trưng nào về các khả năng tương tác với các thuốc (ngoại trừ probenecid như nêu ở trên).

Mua thuốc Meronem ở đâu?

Thuốc Meronem mua ở đâu?

Thuốc Meronem giá bao nhiêu?

Mua thuốc Meronem 1g ở đâu?

Thuốc Meronem mua 1g ở đâu?

Thuốc Meronem giá bao 1g nhiêu?

Mua thuốc Meropenem ở đâu?

Thuốc Meropenem mua ở đâu?

Thuốc Meropenem giá bao nhiêu?

Mua thuốc Meropenem 1g ở đâu?

Thuốc Meropenem mua 1g ở đâu?

Thuốc Meropenem giá bao 1g nhiêu?

Liên hệ 0896.976.815 để được giá tốt nhất. Cảm ơn.

Nội dung của LinhChiGH chỉ nhằm mục đích cung cấp thông tin về Thuốc Meronem mua ở đâu, Thuốc Meronem giá bao nhiêu? và không nhằm mục đích thay thế cho tư vấn, chẩn đoán hoặc điều trị y tế chuyên nghiệp. Vui lòng liên hệ với bác sĩ hoặc phòng khám, bệnh viện gần nhất để được tư vấn. Chúng tôi không chấp nhận trách nhiệm nếu bệnh nhân tự ý sử dụng thuốc mà không tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Nguồn bài viết Thuốc Meronem mua ở đâu, Thuốc Meronem giá bao nhiêu? do LinhChiGH.com tổng hợp.

 

 

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest

0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận