Thuốc Meloxicam được dùng trong các chứng viêm đau mạn tính như viêm đau xương khớp, thoái hóa khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp thuốc được chỉ định dạng bào chế viên dùng thể uống.
1. Dạng thuốc và hàm lượng
- Viên nén: 7,5 mg, 15 mg.
- Nang: 7,5 mg.
- Ống tiêm: 15 mg/1,5 ml.
- Viên đặt trực tràng: 7,5 mg.
- Hỗn dịch: 7,5 mg/5 ml.
2. Chỉ định thuốc Meloxicam
- Dạng uống và đặt trực tràng được chỉ định dùng dài ngày trong bệnh thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh khớp mạn tính khác và viêm khớp lứa tuổi thanh thiếu niên.
- Dạng tiêm được sử dụng ngắn ngày trong những đợt đau cấp do bệnh thấp mạn tính.
3. Chống chỉ định thuốc Meloxicam
- Mẫn cảm với thuốc, người có tiền sử dị ứng với aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác. Không được dùng meloxicam cho những người có triệu chứng hen phế quản, polyp mũi, phù mạch thần kinh hoặc bị phù Quincke, mày đay xuất hiện khi dùng aspirin hoặc các thuốc chống viêm không steroid khác.
- Loét dạ dày – tá tràng tiến triển.
- Chảy máu dạ dày, chảy máu não.
- Điều trị đau sau phẫu thuật bắc cầu nối mạch vành.
- Không dùng dạng thuốc đặt trực tràng cho người có tiền sử viêm trực tràng hoặc chảy máu trực tràng.
- Suy gan nặng và suy thận nặng không lọc máu.
- Phụ nữ có thai và cho con bú
3. Liều dùng thuốc meloxicam cho người lớn
Liều dùng thông thường cho người lớn mắc bệnh viêm xương khớp:
- Liều khởi đầu: dùng 7,5 mg uống một lần/ ngày
- Liều duy trì: dùng 7,5 mg uống một lần/ ngày
- Liều tối đa: dùng 15 mg/ngày.
Liều dùng dành cho người lớn mắc bệnh viêm khớp dạng thấp
- Khởi đầu: dùng 7,5 mg uống một lần/ ngày;
- Tiếp theo : uống 7,5 mg 1 lần / ngày;
- Liều tối đa: dùng 15 mg/ngày.
Liều dùng meloxicam 7,5 mg cho trẻ em
- Đối với trẻ từ 12 tuổi trở lên mà bị viêm khớp dạng thấp sẽ sử dụng liều như người lớn.
- Nếu trẻ nhỏ hơn hoặc bằng 2 tuổi dùng 0,125 mg/kg uống một lần mỗi ngày; Liều tối đa: dùng 7,5 mg/ngày.
4. Quá liều và xử trí thuốc Meloxicam
- Hiện nay chưa có thuốc đối kháng đặc hiệu meloxicam nên trong trường hợp quá liều,.
- Ngoài biện pháp điều trị triệu chứng, hồi sức cần phải sử dụng biện pháp tăng thải trừ và giảm hấp thu thuốc như rửa dạ dày, uống cholestyramin.
5. Dược lý và cơ chế tác dụng thuốc Meloxicam
- Meloxicam là dẫn xuất của oxicam có tác dụng chống viêm, giảm đau, hạ sốt. Cũng giống như một số thuốc chống viêm không steroid khác, meloxicam ức chế cyclooxygenase (COX) làm giảm tổng hợp prostaglandin, chất trung gian có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của quá trình viêm, sốt, đau.
- Do meloxicam ức chế COX-2 chỉ gấp 10 lần COX-1 nên được xếp vào loại ức chế ưu tiên trên COX-2, không xếp vào loại ức chế chọn lọc trên COX-2.
- Mức độ ức chế COX-1 của meloxicam phụ thuộc vào liều dùng và sự khác nhau giữa các cá thể người bệnh. Liều 7,5 mg/ngày ức chế COX-1 ít hơn liều 15 mg/ngày.
- Meloxicam liều 7,5 mg/ngày và 15 mg/ngày ức chế COX-1 trên tiểu cầu làm giảm tổng hợp thromboxan A2 nên có tác dụng chống kết tập tiểu cầu. Mặc dù có tác dụng ức chế COX-1 nhưng meloxicam ít có tác dụng phụ trên tiêu hóa hơn so với các thuốc ức chế không chọn lọc COX.
6. Tác dụng của thuốc meloxicam (Mobic, Bixicam) là gì?
- Meloxicam có tác dụng chính là kháng viêm, giảm đau.
- Dạng uốngvà dạng đặt trực tràng: được chỉ định dùng dài ngày trong điều trị bệnh thoái hóa khớp, viêm cột sống dính khớp, các bệnh khớp mạn tính khác và viêm khớp lứa ở tuổi thanh thiếu niên.
- Dạng tiêmđược sử dụng ngắn ngày để điều trị những đợt đau cấp do bệnh thấp khớp mạn tính.
7. Tác dụng phụ do thuốc Meloxicam 15mg gây ra là gì?
Đối với hệ tiêu hóa
- Meloxicam có thể gây rối loạn tiêu hóa, khiến cho dạ dày khó chịu; khó tiêu, hoặc tiêu chảy.
- Tuy tỷ lệ số người gặp phải các tác dụng phụ này thấp nhưng thuốc có thể làm tăng men gan hay tăng sắc tố mật.
- Dễ khiến người bệnh bị viêm loét dạ dày- tá tràng, chảy máu đường tiêu hóa. Nguy hại hơn còn gây thủng dạ dày.
Với hệ hô hấp
- Meloxicam 7,5 mg có tác dụng làm co thắt phế quản.
- Dễ gây nên cơn hen cấp, nhất là người có tiền sử bệnh hen hoặc đang bị hen suyễn.
Ảnh hưởng đến hệ tim mạch
- Một tỷ lệ nhỏ (khoảng 1%) người sử dụng thuốc gặp tác dụng phụ của thuốc gây hồi hộp, đánh trống ngực, tăng huyết áp.
- Không chỉ thế, meloxicam có thể đe dọa tính mạng nếu xảy ra tình trạng đau tim hay đột quỵ, nhất là khi sử dụng thuốc lâu dài mà không có sự theo dõi chặt chẽ của bác sĩ.
- Bên cạnh đó, thuốc có thể làm giảm tác dụng của thuốc chống tăng huyết áp như các thuốc thuộc nhóm chẹn bêta, ức chế men chuyển, giãn mạch, lợi tiểu.
Meloxicam gây ra tác dụng phụ với thận
- Mặc dù ít gặp nhưng thuốc có thể gây ảnh hưởng xấu đến thận. Thuốc có thể gây viêm cầu thận, viêm thận kẽ, hoại tử tủy thận gây suy thận…
- Vì thế, sau khi sử dụng thuốc mà gặp phải các tác dụng phụ nêu trên. Người bệnh cần liên hệ với bác sĩ để có biện pháp khắc phục kịp thời và hiệu quả.
Về hệ tiêu hóa:
- Meloxicam gây ra các chứng rối loạn tiêu hóa, rối loạn đường ruột thông qua những biểu hiện như ợ chua, đầy hơi, bụng quặn đau, nôn, nôn ra máu.
Về hệ bài tiết
- Thuốc có thể làm tăng men gan hoặc biến chứng suy thận. Trường hợp người bệnh bị thủng dạ dày, xuất huyết tá tràng cũng không phải là điều hiếm gặp.
- Cách nhận biết: phân khô cứng xen màu đen lẫn máu hoặc tiểu buốt, tiểu ra máu.
Về hệ hô hấp
- Thuốc Meloxicam gây ra tình trạng co thắt phế quản.
- Vì vậy dùng Meloxicam sẽ bị chóng mặt, ù tai, thở gấp, khó thở, buồn ngủ, choáng đầu, đau ngực, co giật,…
Về tim mạch
- Gây ra các triệu chứng như tim đập nhanh, hồi hộp, tăng huyết áp đột ngột, đau tim, thậm chí là đột quỵ, tim ngừng đập,…
Về da
- Các biểu hiện như da phát ban đỏ, da bầm tím, ngứa da là các tác dụng phụ do Meloxicam gây ra.
- Ngoài ra, Meloxicam có thể khiến cơ thể bị giữ nước, từ đó sưng tấy, phù nề.
8. Tên thương mại thuốc Meloxicam
Amerbic; Amxoni Cap; Analmel 7.5; Arthamin; Artipro; Arxirom; Atimecox; Axocam 7.5; Bettam; Bexis 15; Bicapain; Bimelid; Bixicam; Cadimelcox; Camrox; Celcicam; Codumelox 7,5; Coxicam; Coxnis; Coxtumelo; Cruzin; Dimicox; Diropam; Domelox; Dutixicam; Ecwin-15; Edirum 15; Eurbic; Eurocam; Fenxicam- M; Gesicox; Hanxicam; Hawoncoxicam; Ikomel; Inmelox-15; Kamelox; Kukjemefen; Lotalgesic; Lowpain; Macfec 7.5; Maflam 15; M-Cam; Mebilax 15; Mecam 7,5; Mecasel 15; Medox; Medoxicam;
9. Thận trọng khi sử dụng thuốc Meloxicam
Với những đối tượng này, người bệnh phải thường xuyên theo dõi và kiểm tra để đảm bảo cơ thể không xảy ra các phản ứng bất thường. Đồng thời tuyệt đối phải dùng thuốc Meloxicam dưới sự giám sát của bác sĩ với đúng mức đúng lượng.
- Bệnh nhân bị dị ứng, viêm xoang hay có khối u trong mũi
- Bệnh nhân từng xuất hiện triệu chứng viêm dạ dày, đau dạ dày, rối loạn viêm ruột
- Bệnh nhân có mắc bệnh về gan, thận, tim mạch, huyết áp: suy tim sung huyết, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim,…
- Bệnh nhân với chỉ số đường huyết/ cholesterol cao
- Bệnh nhân có vấn đề về đông máu, thiếu máu
- Bệnh nhân bị nổi lupus ban đỏ toàn thân.
- Bệnh nhân sắp phẫu thuật
- Bệnh nhân đang có dự định mang thai
10. Tương tác thuốc Meloxicam
- Các thuốc chống viêm, giảm đau không steroid khác: tăng nguy cơ xuất huyết tiêu hoá do tác động hiệp lực.
- Các thuốc kháng đông, thuốc làm tan huyết khối (ticlopidin, heparin): làm tăng nguy cơ chảy máu.
- Lithi: làm tăng nồng độ Lithi trong huyết tương.
- Methotrexat: tăng độc tính trên hệ tạo máu.
- Dụng cụ ngừa thai: Các thuốc chống viêm giảm đau không steroid được ghi nhận làm giảm hiệu quả của những dụng cụ ngừa thai đặt trong tử cung.
Thận trọng khi dùng đồng thời Meloxicam với các thuốc sau:
- Thuốc lợi tiểu: tăng tiềm năng suy thận cấp ở bệnh nhân mất nước.
- Thuốc hạ huyết áp (như các thuốc chẹn bêta, thuốc ức chế men chuyển, thuốc giãn mạch, thuốc lợi tiểu): do làm giảm tác dụng hạ áp.
- Cholestyramin: làm tăng thải trừ của Meloxicam do hiện tượng liên kết ở ống tiêu hoá.
- Ciclosporin: Meloxicam làm tăng độc tính trên thận của Ciclosporin.
Sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú:
- Không nên dùng Meloxicam cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú dù không thấy tác dụng sinh quái thai trong những thử nghiệm tiền lâm sàng.
Tác động của thuốc khi lái xe, vận hành máy móc:
- Chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng của thuốc đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.
- Tuy nhiên nếu xuất hiện các phản ứng phụ như chóng mặt và ngủ gật, nên tránh lái xe hoặc vận hành máy móc.
Nguồn tham khảo
- ThuocDacTri247: https://thuocdactri247.com/thuoc-meloxicam-mobic-la-gi/. Cập nhật 01/07/2020
- Phongkhamchuyengan: https://phongkhamchuyengan.net/thuoc-meloxicam-cach-dung-thuoc/. Cập nhật 01/07/2020
Tổng hợp: Linhchigh.com
[…] https://linhchigh.com/thuoc-meloxicam-mobic-bixicam/. Cập nhật […]
[…] ***Tổng hợp bài viết hayhttps://thuocdactri247.com/thuoc-meloxicam-mobic-la-gi/https://linhchigh.com/thuoc-meloxicam-mobic-bixicam/https://vietducinfo.com/gia-thuoc-meloxicam-bao-nhieu/https://www.daugiatuthien.com.vn/thuoc-meloxicam-la-gi.htmlhttps://phongkhamchuyengan.net/thuoc-meloxicam-cach-dung-thuoc/https://lecuoitapthe.com/tac-dung-mobic-thuoc-meloxicam/https://asia-genomics.vn/thong-tin-thuoc/thuoc-meloxicam-mobic/https://dieutriung.org/cong-dung-thuoc-meloxicam-la-gi/ […]