Thuốc Rebamipide là thuốc thuộc nhóm thuốc kháng acid, chống trào ngược và chống loét dạ dày. Công dụng của Rebamipide có tác dụng khắc phục tình trạng viêm loét và các tổn thương trên niêm mạc dạ dày, nên được dùng trong việc điều trị các bệnh liên quan đến dạ dày.
Công dụng của Rebamipide
Rebamipide, một dẫn xuất axit amin của 2- (1H) -quinolinone. Công dụng của Rebamipide bao gồm:
Làm tăng Prostaglandin E2
Prostaglandin E2 có vai trò quan trọng bảo vệ dạ dày. PGE2 làm tăng tiết chất nhầy, ức chế quá trình viêm bảo vệ dạ dày tránh tổn thương.
Rebamipide làm tăng sự tạo ra của prostaglandin E2 (PGE2) trong niêm mạc dạ dày. Thuốc cũng làm tăng hàm lượng các chất chuyển hóa PGE2, 15-keto-13,14-dihydro-PGE2 và PGI2 trong dịch dạ dày.
Có tác dụng bảo vệ tế bào dạ dày
Các nghiên cứu lâm sàng trên động vật và trên người cho thấy Rebamipide thể hiện tác dụng bảo vệ tế bào dạ dày. Khi gặp các chất có hại cho tế bào dạ dày như: Axit mạnh, base, thuốc Aspirin hay sử dụng rượu.
Rebamipide ngăn chặn thâm nhiễm tế bào viêm trong mô hình chuột của viêm dạ dày do axit taurocholic. Hạn chế tổn thương niêm mạc do NSAID gây ra hoặc thiếu máu cục bộ.
Rebamipide quét trực tiếp các gốc hydroxyl và ức chế sản xuất superoxide bằng bạch cầu đa nhân. Thuốc ức chế tổn thương tế bào niêm mạc dạ dày gây ra bởi các loại phản ứng oxy hóa gây ra bởi vi khuẩn HP.
Làm tăng chất nhầy dạ dày
Thuốc Rebamipide làm tăng hoạt động của enzyme có mặt trong dạ dày tổng hợp Glycoprotein phân tử cao. Tác dụng này làm tăng độ dày lớp niêm mạc dạ dày, tăng lượng chất nhầy hòa tan.
Làm tăng lưu lượng máu của niêm mạc
Nghiên cứu thử nghiệm trên chuột Rebamipide làm tăng lưu lượng máu niêm mạc dạ dày. Cải thiện huyết động sau khi mất máu.
Tác dụng đối với bài tiết kiềm, acid dạ dày
Bài tiết kiềm ở dạ dày giúp ức chế nồng độ acid cao gây tổn thương tế bào dạ dày. Thuôc Rebamipide tăng bài tiết kiềm, nhưng không tác dộng đến bài tiết axit dạ dày.
Ngoài ra thử nghiệm trên chuột Rebamipide kích hoạt tăng sinh tế bào niêm mạc dạ dày và tăng số lượng tế bào biểu mô bao phủ.
Tác dụng đối với việc giải phóng cytokine gây viêm (interleukin-8) ở niêm mạc dạ dày
Rebamipide, được thực hiện bằng đường uống, đã ức chế sự tăng sản xuất interleukin-8 ở niêm mạc của bệnh nhân mắc Helicobacter pylori. Thuốc cũng ức chế sự kích hoạt của NF-kB, biểu hiện của interleukin-8 mRNA.
Hình thức sử dụng của Rebamipide
Cách sử dụng
Thuốc Mucosta được bào chế dưới dạng viên nén nên uống nguyên viên.
Không nên nghiền nhuyễn, bẻ nhỏ hay nhai thuốc khi uống vì có thể ảnh hưởng đến chất lượng và hiệu quả điều trị của thuốc.
Nên uống thuốc với nước lọc để thuốc không bị mất tác dụng.
Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc, người bệnh nên tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ, nếu có thắc mắc nên liên hệ bác sĩ để được tư vấn chi tiết.
Liều dùng
Thuốc thường được sử dụng cho người lớn, nếu muốn sử dụng cho trẻ em thì nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Dưới đây là liều lượng tham khảo dành cho người trưởng thành:
- Loét dạ dày: liều rebamipide thường dùng cho người lớn là 100mg (1 viên nén Mucosta 100mg) 3 lần/ngày bằng đường uống vào buổi sáng, buổi tối và trước khi đi ngủ.
- Điều trị các thương tổn niêm mạc dạ dày (ăn mòn, chảy máu, đỏ và phù nề) trong các tình trạng sau đây: viêm dạ dày cấp và đợt cấp của viêm dạ dày mạn: liều rebamipide thường dùng cho người lớn là 100mg (1 viên nén Mucosta 100mg) 3 lần/ngày bằng đường uống.
Lưu ý: liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Vì thế người bệnh không được tự ý dùng thuốc. Thuốc còn thận trọng khi dùng ở các đối tượng là trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú hoặc các trường hợp có chức năng gan thận bị suy giảm. Do đó, hãy dùng theo đúng liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định để đảm bảo hiệu quả và an toàn.
Cách xử trí quá liều, quên liều
- Đối với trường hợp bệnh nhân dùng quá liều: Trong trường hợp bệnh nhân sử dụng quá liều Mucosta, nên gọi 115 hoặc đưa thẳng tới phòng cấp cứu của cơ sở y tế gần nhất để tiến hành rửa dạ dày, loại bỏ lượng thuốc dư thừa ra khỏi cơ thể.
- Đối với trường hợp bệnh nhân quên liều: Trong trường hợp bạn quên liều, nên sử dụng bổ sung ngay sau đó. Nếu thời điểm bạn phát hiện gần với thời gian sử dụng liều tiếp theo thì nên bỏ qua và sử dụng liều tiếp theo bình thường. Sử dụng 2 liều gần nhau quá sẽ gây ra kích ứng cho cơ thể.
Xem thêm:
- Thuốc Rebamipide là gì? Lợi ích của Rebamipide đối với sức khỏe như thế nào?
- Tính chất dược lý và Hình thức hoạt động của Rebamipide
- Các rủi ro và biện pháp phòng ngừa của Rebamipide
- Thuốc Rebamipide hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày
Nguồn uy tín: https://nhathuoconline.org/thuoc-rebamipide/
[…] Công dụng của Rebamipide và hình thức sử dụng của Rebamipide […]
[…] Công dụng của Rebamipide và hình thức sử dụng của Rebamipide […]
[…] Công dụng của Rebamipide và hình thức sử dụng của Rebamipide […]